Structure team Data ở các công ty có đôi phần khác nhau. Bản thân TIKI cũng có nhiều thay đổi. Trước đây, tất cả các bạn Analyst đều thuộc team Data và xử lí tất cả request từ các bộ phận khác. Khi công ty grow 3x/năm thì mô hình dần lộ ra yếu điểm của nó: thiếu tính linh hoạt, % chuyên môn hoá thấp, thời gian xử lí mỗi request dài. Chính vì vậy, Tiki đã restructure, đẩy hầu hết các Analyst về các bộ phận, dần dần mỗi bộ phận hình thành lên 1 nhóm Analyst riêng biệt. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ những bộ phận analyst trong công ty và vai trò của từng bộ phận nhằm giúp các bạn có bức tranh tổng quan về các vị trí DA khác nhau trong công ty E-commerce. Overall, Tiki có các bộ phận Analyst chính: Finance, Marketing, 1P (Tiki Trading), 3P (Seller), Operation.
1. Finance Analyst
Mặc dù cái tên là Finance Analyst nhưng scope cover của team là rất rộng. Team Finance Analyst giống như Tiki Analyst thu nhỏ vậy. Trong team Finance được chia nhỏ tương ứng với từng bộ phận trong công ty: Marketing, 1P, 3P, Operation, Overhead. Làm việc ở team Finance sẽ giúp các bạn có góc nhìn rộng, communicate với nhiều team khác nhau, có thể play với almost data in Tiki. Một DA ở team Finance có thể join 1 dự án của team App, 1 dự án phân tích cho Tiki Trading, hay 1 dự án forecasting sale, 1 dự án phân tích mức độ cạnh tranh của từng sản phẩm… Nhìn chung, các dự án của team Finance rất đa dạng và có mức impact đến toàn công ty. Ngược lại, team Finance không quá đi sâu vào nghiệp vụ của từng mảng, họ chỉ quan tâm đến performance nên mỗi bộ phận chỉ cần 1-3 người take care.
2. Marketing Analyst
Đây là bộ phận mà mình đánh giá là rất tiềm năng trong tương lai vì hầu hết các doanh nghiệp không thu thập phân tích trực tiếp mà thường dùng của 3-party và hầu hết marketer đi theo con đường truyền thống. Để tìm được những người giao thoa giữa marketing và analyst là rất khó. Bạn nào làm Marketing mà muốn nhảy sang làm DA thì cứ mạnh dạn lên nhé, cơ hội rất lớn đang chờ đón các bạn. Về nghiệp vụ của Marketing, họ quan tâm đến traffic funnel nhằm tối ưu hoá conversion rate. Họ chia nhỏ thành các channel để manage cost và performance. Ngoài ra, Marketing Analyst sẽ làm một số model về Customer Segmentation, Payback model, Customer Behavior Analyst…
3. 1P (Tiki Trading)
Trong 4 ông lớn ngành E-commerce, chỉ có duy nhất Tiki chọn chiến lược gia nhập thị trường bằng cách tự bán hàng dưới danh nghĩa Tiki. Gần đây Tiki mới chuyển đổi mô hình sang marketplace, cho phép các nhà bán khác tham gia bán hàng trên sàn. Hiện tại bộ phận này chiếm phần lớn doanh thu của Tiki và tạo dựng được niềm tin trong tâm trí người tiêu dùng. 1P chia thành rất nhiều các ngành hàng khác nhau. Mỗi ngành hàng run như 1 công ty độc lập: chủ động đặt hàng, niêm yết giá, chạy các chương trình promotion, kiểm soát các chỉ số tài chính, tối ưu hoá tồn kho… Đây là bộ phận rất lớn trong Tiki và những bạn làm Analyst mảng này sẽ học được rất nhiều về tư duy e-commerce khi họ phải cạnh tranh với các sàn khác và cạnh tranh với chính các seller trên Tiki.
4. 3P (Seller)
Không phải tự nhiên mà cả 3 sàn: Lazada, Shopee, Sendo họ theo đuổi mô hình Marketplace ngay từ khi thành lập. Mô hình này có rất nhiều ưu điểm về đa dạng hoá sản phẩm và tối ưu hàng tồn kho nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở bất cứ đâu, ở bất cứ độ tuổi nào. Bài toán khó nhất là làm sao kiểm soát được chất lượng của những nhà bán trên sàn. Bộ phận 3P ở Tiki đang chứng kiến sự tăng trưởng phi mã và có nguyên 1 team 3P analyst được thành lập nhằm giúp các leaders có data driven insight. Họ manage số lượng selection, số lượng seller hàng tháng, đánh giá chất lượng các sellers, manage các hoạt động operation tại kho Tiki và kho seller, đảm bảo các KPI tài chính… Sự có mặt của team 3P không những giúp tăng nhanh số lượng selection, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng mà còn tạo ra sức ép vô hình đối với chính 1P (Tiki Trading).
5. Operation
Không ngoa khi nói Operation chính là xương sống của Tiki. Đằng sau trang web và app của Tiki là hàng triệu sản phẩm cần lưu trữ, hàng triệu đơn hàng cần delivery. Bạn sẽ không thể hình dung được sự to lớn của nó khi trực tiếp được tham quan kho của Tiki. Hoạt động operation trong E-commerce vô cùng phức tạp nên cần 1 số lượng lớn Analyst. Làm việc trong team này bạn sẽ hiểu rất sâu về các nghiệp vụ trong mảng E-commerce, làm sao đáp ứng hàng triệu đơn hàng mỗi tháng, giao hàng trong thời gian ngắn nhất, cân bằng lượng hàng ở các kho và nhu cầu ở khu vực lân cận… Các bạn analyst ở team này cũng thường xuyên di chuyển xuống kho, mỗi tuần 1-2 lần. Mình cho rằng đây là 1 điểm khá thú vị so với các vị trí analyst khác.
Phía trên là 5 bộ phận Analyst chính ở Tiki. Ngoài ra còn một vài nhóm khác với số lượng không lớn nhưng yêu cầu kĩ năng rất đặc thù. Ví dụ như DA trong team Data thì cần mạnh về programming, có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động data processing, database design…các bạn định hướng DA chuyển sang Data Engineer thì nên join team này. Hay như team Product Growth cũng có vị trí cần skillset của DA nhưng yêu cầu các bạn phải có product sense. Những bạn muốn làm Data Creative, Growth Hacking thì team Product là sự lựa chọn số 1. Mỗi vị trí DA có một ưu thế và nhược điểm riêng. Hi vọng qua bài viết này phần nào phác thảo bức tranh tổng quan các vị trí DA trong một công ty E-commerce.
– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap