Data Analyst và Storytelling: Kể chuyện dữ liệu

Data Analyst và Storytelling

Data Analyst là công việc yêu cầu về hard skills (kỹ năng cứng) như SQL, Microsoft Excel, Statistical Programming… Song song với đó, soft skills (kỹ năng mềm) cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc quyết định bạn trở thành một Data Analyst xịn hay không. Trong số đó, Data Storytelling Skill là một kỹ năng quan trọng giúp Data Analyst có thể lan tỏa giá trị công việc của mình xa hơn (spread the value of work).

Theo Bureau of Labor Statistics, nhu cầu của các vị trí liên quan đến “analyst” được kỳ vọng tăng đến 25% từ năm 2020 đến 2030, cao hơn nhiều so với trung bình các ngành khác. Trong đó, keyword “Storytelling” có mặt trong JD tuyển dụng vị trí analyst của nhiều công ty. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ là một ứng viên sáng nếu làm chủ được cả kỹ năng phân tích và kỹ năng kể chuyện bằng dữ liệu.

Vậy Data Storytelling là gì?

Data Storytelling là quá trình chuyển đổi các phân tích dữ liệu thành câu chuyện có logic, dễ hiểu, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ra quyết định. Có 4 yếu tố cấu thành Data Storytelling:

  • Context: cần xác định rõ bối cảnh,data của bạn đang tập trung thể hiện cho điều gì,bạn đang cung cấp data cho ai, vấn đề họ đang bận tâm là gì, họ sẽ cần nghe và thấy thông tin gì.
  • Narrative: cần xây dựng rõ câu chuyện, số liệu biến động như thế nào, nguyên nhân của sự biến động này, phân tích, giải pháp 
  • Valued Data: nhân vật chính trong câu chuyện của  chúng ta là dữ liệu, nên chúng ta chắc chắn phải đảm bảo data đúng về mặt số lượng và chất lượng
  • Visualization: hình ảnh cần nêu bật được dữ liệu cần truyền tải, không gây khó khăn, hay thắc mắc cho người đọc

Tại sao Data Storytelling lại quan trọng?

Chúng ta sẽ dễ dàng tiếp nhận và lưu trữ dữ liệu dưới dạng hình ảnh sẽ tốt hơn là những dòng số liệu khô khan. Não bộ con người sẽ hoạt động mạnh hơn, tương tác nhiều hơn khi thấy hình ảnh.

Theo nguồn tổng hợp từ Graphite Note:

  • 90% thông tin được xử lý ở não bộ là hình ảnh
  • Não bộ xử lý hình ảnh nhanh hơn 60 nghìn lần so với kí tự
  • Chỉ tốn khoảng 13 mili giây để não xử lý hình ảnh
  • 80% những gì con người nhớ là do họ thấy, lớn hơn nhiều so với 10% từ việc nghe và 20% từ việc đọc

Ví dụ:

Người đọc sẽ dễ dàng nhớ được con số thay đổi là 20% khi chúng ta thay đổi cách trình bày chúng.

Trải nghiệm bản thân

Giả sử bạn được giao nhiệm vụ phân tích thị phần thị trường điện di động và sếp bạn muốn biết được hãng nào đang được yêu thích nhất, tỉ lệ nam nữ quan tâm hãng đó như thế nào.

Nếu chúng ta chỉ visualize đơn giản như ví dụ dưới đây, thì người đọc chỉ thấy được thông tin là Samsung là hãng được yêu thích nhất, và về giới tính thì nữ giới thích Samsung nhiều hơn.

Bây giờ, chúng ta sẽ thử thay đổi lại thành dạng chart khác, điều chỉnh lại một chút màu, kết quả sẽ rất bất ngờ.

Nhìn vào biểu đồ này, người đọc sẽ có nhiều thông tin hơn:

  • Tỉ lệ khách hàng theo giới tính nam – nữ đối với từng hãng qua doanh số bán của các hãng điện thoại.
  • Khoảng cách doanh số giữa các nhóm thương hiệu điện thoại.

Như vậy, có thể hiểu Storytelling chính là sự kết hợp của việc sử dụng những cách trình bày phù hợp và gửi gắm cảm xúc vào dashboard hay report một cách nhuần nhuyễn, thống nhất. Đây là cách cực kì hiệu quả để truyền đạt các insight giá trị đến business owner, giúp họ ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.

– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap

Share để lưu bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *