Đa số các vị trí Data Analyst hiện tại đều yêu cầu ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm sử dụng BI tools như Power BI, Tableau, Google Data Studio… Vì vậy, việc đầu tư học tập và thực hành BI tools là vô cùng cần thiết. Nếu bạn đã chọn học tập Power BI thành thạo và thực hành qua nhiều project, đừng quên giúp kỹ năng này của bạn thể hiện nổi bật trên CV nhé!
Một cách đơn giản và hiệu quả chính là đưa Chứng chỉ Power BI vào CV.
1. Chứng chỉ tạo ấn tượng từ vòng gửi CV
Trung bình nhà tuyển dụng sẽ dành 5s để lướt qua mỗi CV. Vậy làm sao để CV của bạn tạo được ấn tượng. Yêu cầu đầu tiên chính là các keywords – từ khóa về kỹ năng. Hãy sử dụng các từ khóa trong CV match với Job Descriptions (JD) – mô tả công việc, với tần suất nhiều nhất có thể. Vì vậy, liệt kê rõ ràng và nổi bật Chứng chỉ Power BI ngay trên CV sẽ giúp bạn tăng xác suất qua vòng CV hơn.
2. Lợi ích của chứng chỉ trong vòng interview
Nhà tuyển dụng (thường là DA Manager, hay Senior DA) thông thường sẽ dựa qua các nội dung thể hiện trong CV để phỏng vấn, trao đổi về những gì ứng viên đã học, đã làm.
Đối với một ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế thì sẽ hơi khó để trình bày về việc mình vận dụng được tools như thế nào. Lúc này, các chứng chỉ đạt được trong quá trình học sẽ giúp bạn thể hiện được các kiến thức mình có và đáp ứng như đủ các yêu cầu của một người làm Data Analyst, như:
- Data preparation in Power BI – Tiền xử lý dữ liệu
- Dax in Power BI – Để xử lý, tính toán các yêu cầu từ cơ bản đến phức tạp
- Data Visualization in Power BI – Trực quan hoá dữ liệu
Việc hoàn thành khóa học và đạt giấy chứng nhận không phải là lý do apply thành công, mà điều đó là tiền đề, là yếu tố giúp bạn apply công việc mới dễ dàng hơn. Đây là cơ hội để nhà tuyển dụng tìm hiểu bạn có kiến thức nào và việc trả lời suôn sẻ những kiến thức cơ bản sẽ đóng góp một phần quan trọng vào kết quả apply.
3. Chứng chỉ thể hiện việc bạn nghiêm túc muốn trở thành Data Analyst.
Có một sự thật là kiến thức bạn cần để đạt được chứng chỉ khi học sẽ không bao quát được hết các tình huống phức tạp khi bước vào công việc. Tuy nhiên, chính hành động đầu tư thời gian, công sức để học hỏi và làm project để đạt được chứng chỉ hoàn thành khóa học, thể hiện được sự mong muốn, sự nỗ lực và sự ham học hỏi của bạn đối với ngành dữ liệu. Điều đó sẽ là một điểm cộng trên hồ sơ của bạn.
Thực tế, có rất nhiều bạn cũng tham gia khoá học trên các nền tảng Coursera, Udemy, Data Camp… Nhưng tỷ lệ hoàn thành toàn bộ chương trình học đã đăng ký là không cao. Theo nghiên cứu của B. Smith (2010)(*), tỷ lệ bỏ học trực tuyến là 40 – 80%.
Vì vậy, chuyện bạn đã kiên trì hoàn thành chứng chỉ Power BI đã là minh chứng trong việc thể hiện sự nỗ lực của bản thân.
Tóm lại, việc hoàn thành chứng chỉ phục vụ apply Data Analyst vừa có kiến thức, vừa là điểm cộng trong việc apply – đặc biệt là đối với các bạn mới tham gia vào ngành. Vì vậy, đừng quên đưa chứng chỉ Power BI vào CV để tăng tỷ lệ apply thành công nhé!
(*) Smith, B. (2010). E-learning technologies: A comparative study of adult learners enrolled on blended and online campuses engaging in a virtual classroom (Doctoral dissertation)
Xem Infographic
– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap