Trong phần 1, mình đã chỉ ra rằng một mục tiêu chuẩn S-M-A-R-T chỉ đóng vai trò 5% trong việc các bạn có đạt được nó hay không? Thực tế việc đặt mục tiêu không đơn giản chỉ là viết xuống những thứ ta muốn rồi thêm vào các yếu tố để chuẩn S-M-A-R-T. Bản thân mình trước đây cũng mắc sai lầm này và hiển nhiên nó không work. Trong bài này, mình sẽ chia sẻ cách mình đang dùng để đặt mục tiêu cho mình. Với cách đặt mục tiêu này, nó giúp mình kết nối với bên trong hơn và ra được kế hoạch hành động rõ ràng hơn tạo tiền đề để nâng cao xác suất đạt được mục tiêu.
Việc đặt mục tiêu đơn giản giống như bạn đi từ điểm A tới điểm B. Điểm A chính là hiện tại và điểm B là điểm mà bạn muốn đến. Hoàn thành mục tiêu đơn giản là đi từ A tới B với vận tốc và thời gian phù hợp với chính mình. Phần lớn chúng ta đều quá tập trung vào điểm B nên có thể chúng ta muốn những thứ không phù hợp với mình. Việc hiểu rõ điểm A rất quan trọng, nó không những giúp lựa chọn điểm B phù hợp mà còn giúp quãng đường đi từ A tới B nhẹ nhàng và bình an hơn. Để đánh giá về cuộc sống hiện tại, mình thường dùng công cụ Bánh Xe Cuộc Đời – Life Wheel.
Tìm hiểu về Bánh Xe Cuộc Đời
Trong bánh xe này bao gồm 8 phần: Sức khỏe, Phát triển bản thân, Mối quan hệ, Tài chính, Sự nghiệp, Giải trí, Chia sẻ và Tâm linh. Đây chính là 8 mảnh ghép quan trọng của một đời người. Bạn có thể sử dụng mô hình có sẵn hoặc lựa chọn những mảnh ghép quan trọng ở hiện tại và tạo ra mô hình của riêng mình. Cách làm cụ thể như sau:
– Bước 1: Trả lời câu hỏi: Điều gì là quan trọng trong cuộc sống của mình hiện tại?
– Bước 2: Vẽ 1 hình tròn đủ lớn, chia đều hình tròn theo số điều quan trọng. Ví dụ bạn có 4 điều quan trọng thì chia 4 phần, 6 điều thì chia 6 phần.
– Bước 3: Viết tên mỗi điều vào 1 phần của hình tròn.
– Bước 4: Hãy tưởng tượng mỗi bán kính tương ứng với 10 điểm. Ở mỗi khía cạnh, mức độ hài lòng của bạn là bao nhiêu? Nếu hài lòng thì hãy cho mình từ 8—>10, nếu bình thường thì cho 5-6, nếu ko hài lòng thì cho dưới 5. Mình thường bỏ số 7 vì số 7 là số rất bình bình.
– Bước 5: Vẽ những cánh cung để hình thành nên bánh xe hiện tại của bạn.
– Bước 6: Rất quan trọng. Hãy dành 10 phút để quan sát bánh xe trong im lặng.
Đến đây rồi là bạn đã có góc nhìn về cuộc sống hiện tại của mình đang vận hành như thế nào. Bạn hãy tưởng tượng, bạn đang đứng ở giữa tâm của hình tròn và bạn có quyền TỰ DO quyết định mình sẽ dành 1 năm tới, 5 năm tới vào những khía cạnh nào. Hãy nghĩ về và cảm nhận sự TỰ DO này trong tâm trí và cơ thể của bạn. Nó là 1 cảm giác rất tuyệt vời trong quá trình đặt mục tiêu.
Ống kính trong tay bạn
Đây là lúc bắt đầu nghĩ về những mục tiêu của các bạn sau khi đã hiểu rõ về vị trí hiện tại. Trong tay bạn hiện tại có 2 chiếc ống kính. Một là ống kính viễn vọng cho bạn nhìn rất xa về phía trước (1 năm – 5 năm – 10 năm). Hai là ống kính hiển vi cho bạn nhìn rất gần (1 ngày – 1 tuần – 1 tháng – 1 quý). Hãy bắt đầu bằng ống kính viễn vọng, suy nghĩ về bối cảnh mà các bạn muốn xây dựng trong 1 năm – 5 năm – 10 năm. Nếu mọi thứ quá khó đoán thì chỉ cần nghĩ về 1 năm mà thôi còn với các bạn đang chơi game dài hạn thì có thể nghĩ về 5 năm – 10 năm tới. Đây là bức tranh lớn và có rất nhiều sương mù ở đây, bạn không thể nhìn thấy rõ mọi thứ ngay được mà cần quá trình TẠO ra nó. Mình thấy tốt nhất là VIẾT nó ra và có thể điều chỉnh dần theo thời gian.
Thông thường chúng ta thường dừng lại khi đã có các mục tiêu rõ ràng. Đây chính là sai lầm lớn nhất trong quá trình mục tiêu vì từ mục tiêu tới HÀNH ĐỘNG còn khoảng cách rất xa. Việc viết ra 5-10 mục tiêu trong NEW YEAR RESOLUTION nghĩa là bạn mới chỉ đi được 5% quãng đường nhé! Giờ là thời điểm để chúng ta sử dụng ống kính hiển vi để bổ nhỏ mục tiêu ra thành từng phần nhỏ hơn. Kĩ thuật này gọi là Chunking (Chia nhỏ). Với mỗi mục tiêu, hãy liệt kê 3 kết quả quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu bằng cách trả lời 3 câu hỏi quan trọng sau:
– Điều gì làm INPUT cho mục tiêu này?
– Điều gì là quan trọng QUÁ TRÌNH thực thi mục tiêu này?
– Điều gì là quan trọng liên quan trực tiếp tới KẾT QUẢ đầu ra?
Từ mục tiêu, bạn CHUNKING thành các kết quả quan trọng, từ các kết quả quan trọng lại CHUNKING thành những kế hoạch, hành động nhỏ. Bạn càng chẻ nhỏ thì bức tranh của bạn càng chi tiết, bạn càng biết rõ mình cần phải làm gì? Đây mới chính là cốt lõi của giai đoạn PLAN, đặt mục tiêu chỉ là giai đoạn đầu của quá trình PLAN mà thôi.
Sau khi CHUNKING nhỏ các mục tiêu, giờ là lúc bạn sắp xếp các mảnh ghép vào các khung thời gian hàng quý, hàng tháng. Các bạn có thể VIẾT toàn bộ quá trình này vào sổ hoặc build online trên Notion/Evernote. Bạn hãy chọn hình thức nào mà bạn thuận tiện nhất với nó nhưng mấu chốt của bước xác định mục tiêu vẫn là VIẾT ra. Chỉ khi VIẾT ra bạn mới có chất liệu để những giai đoạn tiếp theo để quan sát, theo dõi và nhìn lại.
Việc PLAN không thể làm 1 lần mà xong luôn, nó cần quá trình điều chỉnh vài lần mới ra được bản plan tương đối hoàn chỉnh. Đến giờ thì bạn biết chính xác mình cần dành thời gian, tâm trí vào những việc quan trọng nào. Khi nghĩ thì nghĩ LỚN nhưng khi làm thì làm NHỎ thôi, không có MAGIC BUTTON nào giúp chúng ta thành công qua 1 đêm cả vì vậy cứ làm từng chút từng chút, kết quả nó sẽ tự tới. Ở bài tiếp theo, mình sẽ chia sẻ thêm về cách mình thực thi các mục tiêu như thế nào. Trước khi kết thúc, mình muốn các bạn nhìn lại kế hoạch của bản thân xem nó đã rõ ràng chưa, nếu chưa thì hãy thử áp dụng các kĩ thuật phía trên để có bản kế hoạch rõ ràng, mạch lạc nhé! See you!
Đọc thêm bài viết phần 1 Tại sao chúng ta thường không đạt mục tiêu?
Xem Infographic Làm sao để đặt mục tiêu kết nối với chính mình?
– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap
2 Comments