Gần đây mình nhận được kha khá câu hỏi về cơ hội nghề nghiệp về nghề Data Analyst. Có một sự thật là hiện tại đang có rất nhiều bạn quan tâm tới nghề này, không ít bạn FOMO đi học nhưng không chuyển được ngành. Học xong apply rất chật vật. Mình quan sát thị trường cũng đủ lâu, đã làm nghề nên biết ưu và nhược điểm của vị trí Data Analyst là gì. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ những góc nhìn chân thực nhất về thị trường tuyển dụng ngoài kia để các bạn biết mình đang ở đâu và phải làm gì? Bài viết này được viết dựa trên bối cảnh thị trường ở thời điểm hiện tại – tháng 4/2023.
Sự thật 1: Thị trường tuyển dụng cung không đáp ứng cầu? Hay apply vô cùng khó khăn?
Về nhu cầu của nhà tuyển dụng, Vinh đánh giá có sự giảm nhẹ nhưng không quá đáng kể. Số lượng job tuyển trên thị trường vẫn còn nhiều. Số lượng job ở các công ty Tech hàng đầu có chững lại và giảm xuống nhưng tổng cầu thị trường được bù đắp bằng nhu cầu của các công ty đang trên đà chuyển đổi số, đặc biệt là khối tài chính ngân hàng.
Về phía tổng cung, thị trường tiếp nhận 1 lượng lớn nhân sự đã có kinh nghiệm sau đợt cắt giảm cuối năm 2022, đầu năm 2023, mình quan sát 1 số công ty tech vẫn đang lên kế hoạch tiếp tục cắt giảm nhân sự trong năm nay. Bên cạnh đó, số lượng các bạn muốn join ngành Data thì tăng lên từng ngày. Tính đến tháng 11/2022, công ty mẹ Shopee đã cắt giảm 70.000 nhân viên, tương đương 10% nhân sự trong vòng 6 tháng nay.
Mỗi bài post tuyển dụng Fresher Data Analyst trên các group Facebook có 50-100 comment hỏi JD là chuyện bình thường. Trong ngắn hạn tổng cung có 2 lực tăng cả phía người có kinh nghiệm và người mới gia nhập ngành, đó là lý do tại sao hiện tại các bạn đi apply gặp khó khăn là vậy. Thị trường cần thời gian để lấy lại sự cân bằng.
Sự thật 2: Làm Data Analyst, Data Scientist không dễ như bạn tưởng.
Vị trí Data Analyst có cơ hội được làm việc trực tiếp với các business leader, hỗ trợ và đồng hành trong quá trình ra quyết định. Data Analyst được làm việc cross function, tương tác với nhiều phòng ban khác nhau. Data Analyst có thu nhập tốt, Data Analyst có cơ hội nghề nghiệp tốt.
Vậy đã bao giờ các bạn đặt câu hỏi bạn cần phải làm gì để có được những điều trên không? Sự thật là Vinh thấy có 1 khoảng GAP rất lớn giữa các bạn mới join ngành so với kỹ năng cần thiết của 1 bạn Data Analyst đúng nghĩa. Phần lớn các bạn biết dùng tool nhưng kiến thức domain rất hạn chế, tư duy business, tư duy data driven gần như không có. Tại sao vậy? Đơn giản vì đại học không cung cấp cho các bạn những thứ đó. Mà nếu có cung cấp thì mình cũng tin ở thời điểm các bạn học các bạn cũng không áp dụng được vì không có cơ hội thực làm. Bạn nào đã join được ngành rồi thì cố gắng, tập trung trau dồi bản thân thật nhiều để thu hẹp dần khoảng cách trong công việc. Rèn luyện kỹ năng mềm, tích lũy kiến thức technical, đọc các tài liệu, báo cáo chuyên môn về ngành… Rất nhiều thứ bạn cần học sau khi đã có offer. Thực tế thì nhà tuyển dụng đang yêu cầu nhiều hơn những gì các bạn có tương đối nhiều. Đó là lý do tại sao phần lớn các job đều yêu cầu kinh nghiệm. Do đợt này số lượng các bạn có kinh nghiệm trên thị trường nhiều hơn nên các bạn fresher gặp đôi chút khó khăn, tuy nhiên thị trường luôn có cơ hội.
Học viên trong khóa Data Analyst Coaching 1 on 1 bên mình vẫn có offer dù thời gian có offer lâu hơn so với trước đây 1 chút. Nhưng các bạn thử hỏi, những điều phía trên bạn có KIỂM SOÁT được không? Thứ bạn kiểm soát được chỉ có thể là BẢN THÂN BẠN mà thôi. Hãy TẬP TRUNG hơn, QUYẾT LIỆT hơn, chuẩn bị kỹ hơn cho mỗi lần apply. Chỉ có vậy mới giúp bạn gia tăng cơ hội có offer mà thôi.
Sự thật 3: Phần lớn những khóa học ngoài thị trường không giúp bạn chuyển ngành thành công.
Như sự thật số 2 mình trình bày phía trên, khoảng gap từ lúc các bạn có ý định theo nghề Data Analyst tới khi bạn có offer là vô cùng lớn. Mình chắc chắn 99% các bạn học 1-2 khóa ngắn hạn ngoài thị trường apply đều fail. Bạn nào pass khả năng cao là nội lực đã rất tốt, học trường top, có thành tích cao trong đại học còn phần lớn apply đều không có tín hiệu. Nói đến đây hẳn nhiều bạn cũng thấy bản thân trong đó, học xong mà thấy mình lưng chừng, apply hoài không được.
Hiện tại trong khóa Data Analyst Coaching 1 on 1 bên mình, trung bình các bạn phải học khoảng 200h, chuẩn bị 1 portfolio cover đủ các skillset của DA rồi mới bắt đầu đi apply còn gặp nhiều khó khăn. Thử hỏi bạn học 15-20 buổi liệu có khả năng? Mình luôn nói với các bạn học viên là học xong roadmap 200h bên UniGap chỉ giúp các bạn được 3-4 điểm trên thang 10 thôi. Học xong bạn cần lao mình ra ngoài kia, tìm kiếm cơ hội để nâng tầm bản thân mình lên. Hãy tìm hiểu kỹ về các chương trình học, profile học viên cũ, kết quả đầu ra của chương trình, estimate số thời gian mình cần bỏ ra, các project được làm trong khóa học, check profile giảng viên… Hỏi càng kỹ càng tốt để bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
Tóm lại, mặc dù thị trường việc làm cho Data Analyst vẫn tiềm năng trong dài hạn, tuy nhiên cạnh tranh để giành những vị trí này cũng đã tăng lên, và ứng viên đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc tìm kiếm vị trí phù hợp. Thị trường cần thời gian để cân bằng giữa cung và cầu. Nếu bạn là người mới chuyển ngành, bạn cần phải nghiên cứu kỹ các khóa học trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào chúng. Thời gian chuyển ngành là tương đối dài nên hãy cân nhắc thật kĩ, so sánh nhiều bên trước khi ra quyết định. Có thể các bạn đọc bài viết này sẽ thấy bức tranh hơi XÁM 1 chút nhưng đó là những sự thật mình muốn chia sẻ với các bạn. Điều cuối cùng mình muốn nhắn nhủ với các bạn rằng: những gì đang diễn ra là những thứ bạn KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC, thay vào đó, bạn hãy tập trung vào những điều BẠN CÓ THỂ KIỂM SOÁT để giúp mình đạt được mục tiêu mình mong muốn.
– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap