Rèn luyện 3 mindset để nhanh chóng trở thành Data Analyst giỏi hơn

3 mindset tro thanh DA gioi

Ắt hẳn không ít bạn Fresher/ Junior Data Analyst đã và đang loay hoay tìm cách để nâng cấp kĩ năng để bước đến title cao hơn của ngành – Senior Data Analyst.  Thực tế, Vinh đã coaching cho nhiều bạn Fresher/ Junior DA, và đa số các bạn vẫn chọn tiếp cận công việc giống như cách mà chúng ta vẫn thường được dạy ở trường học: (1) Lắng nghe giáo viên – (2) Trả lời câu hỏi. Và lặp lại quá trình trên.

Suy cho cùng, analysts nói chung thường là những người giỏi nhất trong hệ thống thụ động này và họ thường đạt điểm cao và thể hiện xuất sắc trong các bài kiểm tra. Điều này không hề sai, nhưng để trở thành một Data Analyst xịn xò, đã đến lúc mình cần thay đổi mindset. Một nhà phân tích giỏi là một người luôn tò mò về doanh nghiệp, có nghĩa là chúng ta cần liên tục nghiên cứu, đề xuất những ý kiến giúp ích cho doanh nghiệp và theo đuổi nó – bất chấp người khác mong đợi điều gì. 

Dưới đây là 3 tư duy mà Vinh đã chia sẻ cho các bạn trong khóa coaching của mình, và đa số phản hồi nó giúp ích cho họ. 

1. Luôn tò mò về doanh nghiệp:

Luôn tò mò là cách để bạn có thể học hỏi và khám phá được nhiều nhất!

Không giống như trường học, manager của bạn không có đáp án sẵn cho tất cả vấn đề tồn đọng tại doanh nghiệp. Miễn là bạn luôn “tò mò”, và chủ động tìm hiểu, thì không có ai hoặc lý do nào có thể ngăn bạn hiểu về doanh nghiệp. Và rõ ràng, khi bạn có khả năng hiểu tốt hơn về doanh nghiệp, hay nói cách khác là khi bạn có domain knowledge đủ tốt, thì công việc phân tích số liệu sẽ mang lại kết quả tích cực hơn, bởi việc hiểu và định nghĩa chính xác vấn đề của doanh nghiệp trước khi phân tích là một bước vô cùng quan trọng.

Ví dụ: nếu chúng ta muốn xây dựng hệ thống đề xuất (recommendation system) cho nền tảng thương mại điện tử (E-commerce), chúng ta cần hiểu cách người dùng lướt (browse) các cửa hàng trực tuyến. Nếu không có domain knowledge, chúng ta có thể chỉ xác định mục tiêu của mình là “xây dựng hệ thống đề xuất tốt giúp tăng doanh thu”, điều này thiếu độ chính xác. Tuy nhiên, một Data Analyst có domain knowledge tốt sẽ đề xuất rằng: khi đánh giá hệ thống đề xuất của mình, ta cần xác định mức độ quan tâm ngày càng tăng của user do các đề xuất tạo ra. Do đó, có thể tốt hơn nếu ta tập trung vào metric CTR (click-through rate) của trang web, bởi vì ngoài các đề xuất, có thể có những lý do khác đằng sau việc tăng doanh thu, chẳng hạn như các sự kiện Mega Campaign vào ngày D-Day như 11.11. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ luôn luôn thay đổi theo thời gian, bạn sẽ cảm nhận rất rõ điều này khi làm ở các công ty startup. Trước đây, mình làm ở Tik*, cứ sau 3-6 tháng công ty như lột xác thành 1 công ty mới, tốc độ thay đổi chóng mặt, mọi thứ diễn ra rất nhanh. Khi công ty thay đổi thì chúng ta cũng cần thay đổi theo gia tốc của nó để thích nghi.

2. Chủ động tìm kiếm dự án:

Chủ động đề xuất được tham gia vào nhiều dự án mình quan tâm hơn

Đừng thụ động chờ đợi những dự án thú vị sẽ tự đến bên bạn, vì vậy, hãy tích cực tìm kiếm chúng. Đôi khi, chúng ta sẽ không được làm những dự án khác nhau cùng lúc, tuy nhiên, có một tip mà bạn có thể áp dụng để giúp bản thân có thể “va chạm” những bài toán khác nhau, đó là: lập một danh sách các câu hỏi chưa được trả lời mà bạn nghe được trong cuộc họp, cuộc gọi, bữa trưa, v.v. Sau đó, hãy cố gắng tìm cách trả lời câu hỏi mặc dù bạn không được yêu cầu làm vậy.

Hãy lên kế hoạch cho những skillset mình muốn cải thiện và tìm kiếm môi trường, con người, dự án có thể giúp mình xây dựng những skillset đó. Khi mình muốn tìm hiểu về data scientist, mình lên linkedin xem ở công ty có những data scientist nào? Làm sao để mình có thể give value cho họ? Hãy cho đi trước khi nhận lại. 

3. Tiếp cận mọi phân tích như thể bạn là manager:

Góc nhìn của manager mang đến cảm giác trách nhiệm của manager

Hãy đặt tâm thế “bạn đang là manager” để tiếp cận dự án, công việc, vấn đề, phân tích (dĩ nhiên là bạn được truy cập những phân tích đó). Lúc này đây, bạn là người cuối cùng đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả. Vai trò như trên sẽ giúp bạn chủ động thu thập những thông tin cần thiết, xem xét các phương án, quan sát quá trình thử nghiệm và hỗ trợ thực thi, thu thập dữ liệu, đánh giá kết quả đầu ra của mỗi thử nghiệm từ đó đúc rút cho những lần phân tích tiếp theo. 

Khi phát triển và thực hiện những tư duy trên, các bạn sẽ được giao nhiều trách nhiệm và nguồn lực hơn, bởi chỉ khi bạn tự chứng tỏ rằng mình có thể tìm thấy cơ hội và có thể giải quyết vấn đề, thì manager của bạn sẽ sớm giao quyền nhiều hơn cho bạn thôi. 

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn phát triển tư duy để trở thành phiên bản tốt hơn trong lĩnh vực Data Analytics nhé. 

Xem Infographic

– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap

Share để lưu bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *