Sau Data Analyst thì làm gì?

Data Analyst là người sẽ làm các công việc như thu thập dữ liệu, làm sạch, nghiên cứu và phân tích dữ liệu để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó (Define Business Problem → Data Collection –> Data Cleaning → Data Analysis –> Data Visualization > Communicate insight and take action). Nghề phân tích dữ liệu là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn thích sử dụng dữ liệu để giải quyết các vấn đề phức tạp và có kỹ năng suy luận phản biện mạnh mẽ. Vinh nhận được khá nhiều câu hỏi của nhiều bạn khi đều thắc mắc liệu Data Analyst là làm những gì và lộ trình thăng tiến trong ngành này như thế nào. Hãy cùng mình bóc tách con đường sự nghiệp Data Analyst qua bài viết dưới đây nhé!

Làm thế nào để thăng tiến và chọn hướng đi đúng?

Mình quan sát các anh chị đi trước trong công ty cũng như đọc một số báo cáo nghề nghiệp của ngành data thì thấy mọi người sẽ làm tập trung chuyên sâu vào 1 trong 2 hướng là technical hoặc business.

1. Hướng đi Technical

Với định hướng làm technical thì mình thấy các bạn thường hay chọn làm Data Engineer hoặc Data Scientist. Công việc Data Analyst giúp các bạn xây dựng kiến thức nền tảng vững chắc về data processing, programming, data visualization. Nếu bạn nào mà muốn chuyên sâu về programming, system thì hướng đi Data Engineer là phù hợp. Hiện tại tại mức lương cho Data Engineer rất cao – thậm chí còn cao hơn cả Data Scientist. Đối với các bạn muốn tập trung về mặt thuật toán thống kê thì có thể để học chuyên sâu về Data Scientist. Cả 2 hướng thì đều cần kiến thức chuyên môn rất sâu và khả năng làm việc độc lập tập cao.

2. Hướng đi Business

Bên cạnh hướng đi Data Engineer và Data Scientist các bạn hoàn toàn có thể tập trung vào 1 domain trong công ty như finance, operation, marketing… Khi làm Data Analyst, các bạn tiếp xúc rất nhiều mảng data khác nhau trong công ty, điều này giúp các bạn hiểu business đang đi như thế nào, view của mỗi bên ra sao, họ tập trung tối ưu/tăng trưởng metrics gì. Bên cạnh đó, Data Analyst phải làm cross-function rất nhiều nên cũng có nhiều mối quan hệ với các phòng ban khác nhau. Việc có mối quan hệ với nhiều phòng ban khác nhau sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn sau này vì làm business phải communicate rất nhiều. Làm Data Analyst cũng giúp bạn có tư duy data-driven. Đây là một kỹ năng không thể thiếu của những người lãnh đạo trong tương lai.

Trong thực tế, vị trí Data Analyst ở những ngành khác nhau thì rất khác nhau, ví dụ làm Data Analyst cho Banking sẽ rất khác với DA trong Retail. Vì mỗi domain có những mô hình kinh doanh khác nhau, hành vi khách hàng khác nhau, vậy nên tư duy người làm Data Analyst ở mỗi ngành cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp. Một số hình thức phổ biến như:

  • Financial Analyst: Là người chịu trách nhiệm thực hiện nhiều nhiệm vụ nghiên cứu các nguồn data khác nhau để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp cho công ty hoặc khách hàng của họ. Vai trò nhà phân tích tài chính yêu cầu phải sử dụng nhiều dữ liệu và cần kỹ năng phân tích toán học mạnh mẽ.
  • Healthcare Analyst: Là người sử dụng dữ liệu được ghi nhận trong ngành y để đưa ra các chiến lược đề xuất cải xuất cải thiện ngành này. Ví dụ: Tối ưu chi phí điều trị cho một loại bệnh nào đó, Đề xuất loại dược phẩm phù hợp dựa theo thông tin hồ sơ bệnh án của người bệnh (độ tuổi, giới tính, bệnh nền…).
  • Marketing Analyst: Là người sử dụng sử liệu để phân tích xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh, phân tích insight, hành vi khách hàng… giúp doanh nghiệp xác định được định vị thương hiệu, sản phẩm, khách hàng mục tiêu và đề xuất các chiến lược kinh doanh, tiếp thị phù hợp với từng tệp đối tượng.
  • HR Data Analyst: Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, tổ chức, phân tích và báo cáo về các quy trình và dữ liệu nhân sự trong các tổ chức. Họ chịu trách nhiệm thu thập các số liệu, dữ liệu nhận sự từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như kết quả tính lương, hồ sơ việc làm, thống kê lao động chính phủ… và lưu nó ở cơ sở dữ liệu nhân sự có liên quan. Thêm vào đó, HR Analyst cũng kiêm luôn vị trí thiết kế các buổi đào tạo chuyên sâu liên quan đến nhân sự hiện tại. Vị trí này bạn sẽ thường thấy ở các công ty lớn như Pepsico, Yody…

3. Hướng đi sâu vào mảng Analytics

Bên cạnh việc chọn đi sâu vào một hướng cụ thể Technical hay Business, bạn có thể đi theo hướng chuyên sâu vào mảng Analytics.

  • Entry level/ Junior Data Analyst: Là vị trí khởi đầu lý tưởng cho những bạn trẻ đam mê phân tích dữ liệu. Vị trí này thường làm các công việc: Thu thập và xử lý dữ liệu, Phân tích dữ liệu, trình bày kết quả phân tích… Vị trí này đòi hỏi kiến thức và kỹ năng cơ bản về phân tích, nhưng cũng có nhiều cơ hội để phát triển và học hỏi.
  • Senior Data Analyst: là vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên sâu. Ngoài kiến thức về phân tích dữ liệu, Senior Data Analyst cần có khả năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và kỹ năng lãnh đạo.
  • Data Analytics Manager: Các công ty lớn thường có hẳn những phòng ban chuyên về phân tích dữ liệu. Data Analytics Manager là vị trí cấp cao trong phòng ban này, chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ phân tích dữ liệu và đảm bảo chất lượng của các báo cáo phân tích.
  • Data Analytics Consultant: Trong thời đại chuyển đổi số, dữ liệu đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc ra quyết định kinh doanh. Các doanh nghiệp cần tư vấn và hỗ trợ để xây dựng hệ thống dữ liệu và phân tích dữ liệu hiệu quả. Điều này dẫn đến nhu cầu tuyển dụng nhân sự Data Analytics Consultant ngày càng tăng cao. Các công ty tư vấn hàng đầu thế giới như PwC, KPMG, McKinsey, Deloitte,… đều có nhu cầu tuyển dụng lớn ở vị trí Data Analytics Consultant. Các chuyên gia Data Analytics Consultant tại các công ty này sẽ được tham gia các dự án tư vấn cho các doanh nghiệp lớn, có cơ hội học hỏi và phát triển bản thân.

Tựu chung lại, sau khi làm Data Analyst chúng ta có thể chuyển hướng sang làm Data Engineer, Data Scientist hoặc tập trung vào một domain nào đó. Tùy thuộc vào background, điểm mạnh, điểm yếu mà đưa ra hướng đi phù hợp nhất với bản thân.

Đọc thêm: Tự học Data Analyst với lộ trình 6 tháng apply thành công

– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap

Share để lưu bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *