Thời điểm tốt nhất để học Data Analyst là giai đoạn Fresher/ Junior

Trong thời gian gần đây, mình có nhận được nhiều câu hỏi từ các bạn: “Em mới ra trường, không có kinh nghiệm thì có làm Data Analyst được không?” hoặc “Mình đã ngoài 30 tuổi học Data Analyst có khó khăn gì không”… mình tin cũng có rất nhiều bạn đọc đang có những câu hỏi tương tự trong lúc tìm kiếm các thông tin trên google. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ những góc nhìn, đánh giá của cá nhân mình để có thể trả lời câu hỏi “Thời điểm tốt nhất để học Data Analyst” – cũng như chia sẻ từng thời điểm, từng giai đoạn để gia nhập ngành thì cần lưu ý những gì nhé! 

1. Nhóm Fresher/ Junior

Fresher & Junior – hãy đi theo tiếng gọi trái tim

Đối với nhóm các bạn Fresher/ Junior như sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm làm việc 1 – 2 năm… thì mình đánh giá đây là nhóm PHÙ HỢP nhất để học Data Analyst và chuyển ngành.

Vì nhóm từ 22 – 25 tuổi thì là giai đoạn độ tuổi trẻ, các bạn học kiến thức mới tiếp thu rất nhanh (trong khoá Coach của mình, học viên đa số cũng thuộc nhóm này, các bạn học rất hiệu quả và chuyển ngành nhanh). Ở các bạn có một động lực học tập rất rõ ràng. Hơn nữa, vị trí Data Analyst là vị trí rất tốt trong giai đoạn early – đầu của sự nghiệp. Vị trí này giúp bạn được làm việc rộng với nhiều người có kinh nghiệm, có nhiều cơ hội học hỏi nên đang thu hút nhiều bạn Fresher/ Junior. Mình khuyến khích các bạn – đặc biệt là có background Business – nếu cảm thấy phù hợp với bản thân thì nên xem xét join Data Analyst.

2. Nhóm Senior/ Above

Senior & Above – be careful!!!

Mình quan sát thấy các bạn/ anh/chị ở level Senior and Above (có 5 – 7 năm kinh nghiệm hoặc thậm chí nhiều hơn nữa) thì hiện tại anh/chị có mức thu nhập tốt. Đa phần các anh/chị đang muốn chuyển ngành vì cảm thấy ngành hiện tại đang không tốt, xu hướng tương lai không tốt hoặc môi trường/ công ty không có nhiều cơ hội để phát triển.

Như các bài chia sẻ trước, mình đã phân tích về vị trí Data Analyst sẽ là vị trí transition trong sự nghiệp. Mọi người làm Data Analyst trong vài năm để có góc nhìn về doanh nghiệp, khả năng phân tích, tư duy về data driven rồi sẽ tiếp tục growth up lên chứ không dừng lại ở vị trí này, focus vào business hoặc technical. Cuối cùng, kim chỉ nam sẽ vẫn là impact của chúng ta trong doanh nghiệp, giá trị mà chúng ta mang lại cho doanh nghiệp càng nhiều thì thu nhập và cơ hội thăng tiến càng phát triển lên.

Vì vậy, với nhóm này – Senior and Above, thì anh/chị cần hết sức lưu ý với quyết định chuyển ngành. Hãy quan sát ngành của mình: mức độ ứng dụng data, phân tích xu hướng ứng dụng dữ liệu trong tương lai, cơ hội nghề nghiệp liên quan. 

Nếu anh/chị đang làm việc trong ngành sử dụng nhiều dữ liệu, có kiến thức về domain hoặc industry sẵn rồi thì chuyển sang Data Analyst trong cùng industry sẽ rất dễ dàng. Nhưng với các anh/chị không làm việc nhiều trong môi trường sử dụng dữ liệu, tốc độ phát triển không lớn, tính digital chưa cao… thì sẽ gặp nhiều trở ngại vì phần lớn những kiến thức, kinh nghiệm đang có sẵn của ngành này sẽ không ứng dụng được qua ngành mới. 

Lưu ý quan trọng cho nhóm này là hãy nhìn lại quá trình làm việc, hiểu rõ điểm mạnh của mình. Đừng nên định vị bản thân tương đương với các bạn mới ra trường. Mình recommend các anh/chị hãy quan sát kỹ ngành và điểm mạnh của bản thân trong suốt quá trình làm việc. Hãy tập trung vào điểm mạnh đó thì việc chuyển ngành mới dễ dàng hơn và mức thu nhập được đảm bảo. Đừng vội apply sang ngành không phù hợp, ảnh hưởng thu nhập. 

Bước chuyển của anh/chị sang ngành Data Analyst cần có sự kết nối với điểm mạnh và chuyên môn của bản thân. Hãy dành thời gian reflect bản thân, tìm hiểu kỹ về nhu cầu thị trường và lên kế hoạch chi tiết cho con đường phải đi. Không nên thấy các kênh media nói nhiều về Data Analyst mà bị kéo theo, mà hãy nhìn về hướng giá trị tạo ra cho doanh nghiệp thì dù ở vị trí nào – miễn thật sự phù hợp với bản thân – anh/chị đều có khả năng thăng tiến.

3. Skillset Circle của Data Analyst

Xác định mảnh ghép còn thiếu và bổ sung

Framework Data Analyst => Đó là 3 mảnh ghép: Tools & Mindset & Domain

Dù bạn là fresher, junior, senior… đều cần biết để xác định rõ điểm yếu, điểm mạnh của bản thân. Thiếu kiến thức ở đâu, bạn bổ sung ở đấy!

  • Nhóm Fresher/ Junior thường thiếu Tools nếu bạn không có background về Technical; và đa số thiếu mảnh ghép Domain Expert.
  • Nhóm Senior/ Above thì đã có kinh nghiệm nhiều năm trong một domain nhất định. Đó là một điểm mạnh rất lớn của các anh/chị – đừng bao giờ thêm từ “Fresher Data Analyst” vào CV của mình nhé! Hãy tập trung vào điểm mạnh domain của mình.

Và cuối cùng, câu trả lời cho “Thời điểm tốt nhất để học Data Analyst?” thì đó chính là “Độ tuổi fresher/ junior”. Thời điểm này các bạn sẽ học nhanh, dễ tiếp thu và động lực phát triển rõ ràng. Vị trí Data Analyst là một vị trí transition – vì thế sẽ giúp ích cho bạn trong giai đoạn đầu sự nghiệp.

Qua bài viết hôm nay, mình mong rằng các bạn sẽ tìm được câu trả lời cho bản thân trước lựa chọn chuyển ngành Data Analyst. Nội dung bài viết dựa trên kinh nghiệm, quan điểm và góc nhìn cá nhân mình, mang tính chất tham khảo. Nên nếu các bạn gặp khó khăn trong việc xác định vị thế bản thân và đưa ra lựa chọn thì có thể liên hệ mình qua các kênh thông tin để chúng ta cùng thảo luận nhé! 

Xem Infographic của bài viết này tại đây

– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap

Share để lưu bài viết

One Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *