Trong quá khứ mình đã từng là người lủi thủi tự mày mò mọi thứ để rồi nhận ra rất nhiều sai lầm trong cách mình làm, cách mình tư duy. Hệ quả tất yếu là bản thân phát triển chậm, ngoảnh đi ngoảnh lại mà không thấy bản thân tiến bộ hay đạt được thành tựu gì rõ ràng. Nhưng những bài học đó lại là chất liệu để mình tiến về phía trước với tâm thế và cách làm đúng hơn. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn công thức để giúp mình X2 (nhân đôi) xác suất thành công trong bất kỳ mục tiêu nào.
Công thức này sẽ bao gồm 3 trụ cột: Người thầy, Sách hay, Người đồng hành.
Trụ cột 1: Trụ cột quan trọng nhất – Người thầy
Trong bất cứ lĩnh vực nào, trong bất cứ mục tiêu nào, hãy suy nghĩ về những người thầy có thể trợ lực giúp bản thân đi nhanh hơn. Người thầy ở đây không nhất thiết phải là người trực tiếp giảng dạy hay phải là giáo viên của một đơn vị giáo dục nào đó. Trong định nghĩa của mình, người thầy là người có nhiều kinh nghiệm hơn mình, là người giúp mình đi nhanh hơn, là người giúp mình tiến về phía trước. Người thầy giỏi không phải lúc nào cũng là người thầy có kiến thức chuyên môn sâu, mà người thầy giỏi là người thầy trao cho bạn NIỀM TIN bạn có thể làm được. Mình nhắc lại, NIỀM TIN chứ không phải KIẾN THỨC.
Có rất nhiều thầy giỏi chuyên môn nhưng rất ít thầy vừa cho bạn NIỀM TIN VÀ KIẾN THỨC. Trong cuộc sống của mình có 2 nhóm người thầy: Digital Teacher vs Real-case Teacher. Digital Teacher thường là nhóm world-class là nhóm rất giỏi mang tầm thế giới mà mình không có cơ hội được trao đổi trực tiếp và đây là nhóm này là nhóm có nhiều kiến thức chuyên sâu. Nhóm Real-case teacher là những người thầy đã giải quyết thành công bài toán mà mình đang phải giải. Real-case teacher sẽ có những insight mà phải trải qua mới đúc rút được.
Trong khóa Coaching của UniGap, mình đóng vai trò Real-case teacher cho các bạn muốn chuyển ngành làm Data. Trước đây, mình mất tới 2 năm để chuyển ngành thành công, nếu ai đó nói với mình rằng mình chỉ mất 4-5 tháng thì mình không tin nhưng thực tế, mình đã giúp hàng trăm bạn chuyển ngành Data Analyst thành công, trong đó có không ít trường hợp chuyển ngành trong 4-6 tháng, có những trường hợp chỉ 2-3 tháng.
Trụ cột 2: Sách hay
Thường thì mình không khuyến khích mọi người đọc quá nhiều sách, mình không phải nhóm đọc quá nhiều sách. Trước đây, mình đã từng là người đọc khá nhiều sách nhưng sau này mình nhận ra rằng não bộ của chúng ta khả năng ghi nhớ rất hạn chế nên việc đọc sách sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không ứng dụng những gì trong sách viết. Từ đó, mình đã chuyển mindset từ đọc sách sang khai thác giá trị từ sách. Thay vì đặt mục tiêu đọc được bao nhiêu cuốn sách trong năm nay, mình sẽ đặt mục tiêu đọc top 3 cuốn sách hay nhất trong 1 vấn đề nào đó, take note lại và tìm cách ứng dụng những kiến thức trong sách đã viết.
Khi đọc nhiều sách cùng một chủ đề mình phát hiện ra chúng ta chỉ cần đọc 1-3 cuốn sách của những tác giả hàng đầu là có thể cover 95% vấn đề mình đang gặp phải rồi. Đọc thêm các cuốn thứ 5, thứ 10, thứ 20 họ chỉ nói lại những nội dung đó bằng ngôn từ khác mà thôi. Chính vì vậy, việc chọn sách là rất quan trọng. Mình thường dành thời gian research sách khá kỹ trên google, amazon, ggread, xem tóm tắt trước khi quyết định đọc. Mục tiêu của việc đọc sách là extract những nguyên lý để từ đó mang vào áp dụng vào vấn đề mình đang gặp phải. Cách làm này mình dùng để áp dụng nhóm sách non-fiction, đọc sách để giải quyết các vấn đề mình đang gặp phải trong cuộc sống. Còn với nhóm sách fiction thì mình cũng khá ít đọc. 😀
Trụ cột 3: Người đồng hành
Để giải quyết một vấn đề khó thường mất rất nhiều thời gian, công sức. Nếu chúng ta cứ thui thủi làm một mình thì giống như “cây thông cô đơn” ấy, chắc chắn ở đó chúng ta sẽ không nghe thấy tiếng thông reo như trong rừng thông. Có thêm người đồng hành giúp chúng ta có thêm động lực và trách nhiệm tiến về phía trước. Nhiều khi bạn muốn dừng lại, bạn muốn tạm dừng nghỉ nhưng có thêm người đồng hành chúng ta lại có lực đẩy để tiến về phía trước.
Bạn nào hay tập thể dục thể thao sẽ thấy rất rõ điều này. Bạn đi chạy một mình thường kết quả sẽ không chạy được xa khi chạy cùng với một nhóm bạn. Khi có tập thể, năng lượng của bạn được đẩy lên cao hơn, giúp bạn vượt qua những giới hạn của bản thân. Người đồng hành phải rất khéo chọn. Nếu bạn chọn đúng người, bạn sẽ đi rất xa, bạn chọn sai người họ sẽ là vật cản kéo bạn lại. Khi chọn người đồng hành, hãy chọn những người có chung mục tiêu, có chung lý tưởng và hãy chủ động trao đổi mong muốn và mức kỳ vọng của mình với người đồng hành để ngầm xác lập tiêu chuẩn chung trong hành xử.
Trên đây là cách mà mình setup môi trường xung quanh để giúp mình gia tăng xác suất hoàn thành mục tiêu.
Update: 24/04/2023
Hai tuần nữa mình tham gia giải Sprint Ironman 3 môn phối hợp (bơi 750m, đạp 20km, chạy 5km). Trong quý 1 mình không tập gì cả do về Hà Nội nghỉ Tết và chuẩn bị cho đám cưới. Cách đây 1 tháng mình mới bắt đầu tập, mình rất lo lắng, không biết làm sao để hoàn thành. Mình đã áp dụng cả 3 trụ cột phía trên, tìm 1 anh Coach hỗ trợ trong 1 tháng, lên Youtube và các trang web để tìm hiểu về kiến thức bơi đạp chạy, tạo group tracklog ở công ty để anh em cùng nhau tập. Với những cách làm trên, hôm nay mình đã đạp được 20km kết hợp chạy 5km sau 1 tháng và quan trọng hơn cả là nó cho mình niềm tin mình có thể hoàn thành mục tiêu. Mình khá lo lắng vì đây là giải đầu tiên mình tham gia. Trước đây mình chưa tham gia bất kì 1 giải chạy nào. Hi vọng mình kịp về đích đúng hạn trong giải sắp tới ở Đà Nẵng :))
Update: 8/11/2023
Mình đã hoàn thành giải Sprint Ironman 3 môn phối hợp (bơi 750m, đạp 20km, chạy 5km) tại Đà Nẵng hồi tháng 4. Sắp tới giữa tháng 11 mình lại tham gia giải 70.3, hy vọng mình sẽ về đích đúng hạn vì mấy hôm brick mình thấy đã mệt lắm rồi =)))
– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap